Tập tục mổ gà dâng cúng vào đêm Giao thừa là tốt hay không tốt?

Tập tục của người Việt Nam mình thường giết gà để cúng vào đêm Giao thừa. Nhưng theo sư thầy Thích Tịnh Giác, việc người Việt Nam mình hay có tập tục giết gà để cúng đêm Giao thừa. Tuy nhiên, đó không phải là tinh thần của , là việc không nên làm, không muốn nói là phạm .

gacungtet

Cho nên, nếu muốn có một mùa xuân an lạc, hoan hỉ thì hãy tránh xa việc đổ máu và chết chóc.

Làm cơm cúng tất niên và giết gà để luộc, cúng đêm giao thừa vốn là tập tục có từ lâu và đã ăn sâu vào biết bao thế hệ người Việt. Đó cũng là một trong những nghi lễ không thể thiếu mỗi độ Xuân về.

Tuy nhiên, bên cạnh góc độ truyền thống thì ít ai biết rằng, việc giết gà cúng giao thừa lại là một việc làm không nên, nếu không muốn nói là phạm tội khi đứng trên góc độ tinh thần của đạo Phật và lương tâm của con người.

Luận bàn về điều này nhân dịp Xuân Ất Mùi sắp đến gần, nhằm giúp độc giả đón một cái đầm ấm, yên vui theo đúng nghĩa, PV Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với Sư thầy Thích Tịnh Giác – Sư Trụ trì chùa Phúc Sơn, thôn Kim Sơn, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Nguồn gốc của đạo Phật là con đường ánh sáng để tu tập, để chuyển hóa nội tâm của con người. Còn cúng bái là thể nhập vào văn hóa của Đông Phương và Việt Nam. Thành ra vấn đề cúng bái không phải là gốc chính của đạo Phật mà gốc của đạo Phật là triết lý sống.

Phải sống làm sao mà cảm thấy có lợi cho đất nước, lợi cho quê hương, lợi cho chính mình và tiết kiệm, phù hợp với sự tiến hóa của con người.

Tôi thấy ngày 30 Tết, chúng ta hay có tập tục bắt con gà sống rồi cắt cổ, luộc lên để cúng ông bà. Thực ra đây là một việc làm không tốt. Trong một gia đình, nếu ông bà thấy một đứa cháu bị bệnh thì cả cái Tết đó không có mùa xuân, chỉ toàn là nỗi buồn và sự đau khổ.

“Vậy hà cớ gì mà chúng ta lấy một cái chết này để nuôi sự sống khác? Đó là không phải là tinh thần của đạo Phật. Làm như vậy là quý vị sẽ không có mùa xuân, thậm chí còn gây ra đau khổ.

Con chó, con gà dù là loài vật nhưng chúng cũng có cảm giác, có sự sống. Nếu chúng ta muốn có một mùa xuân an lạc, hoan hỉ thì nên tránh vấn đề đổ máu, sát sinh” – Sư thầy Tịnh Giác nói.

Cũng theo Sư thầy, đôi khi vì là tập tục nên khó bỏ, khó thay đổi trong ngày một, ngày hai. Cho nên nếu có bắt buộc phải làm thì cũng hãy tránh né vấn đề hành hạ súc vật, gây đau đớn cho chúng. Nếu có giết thì giết nhanh chóng, giết bằng công nghệ để con vật không phải chịu đau nhiều.

“Làm như vậy, sự bối rối trong tâm hồn con người cũng bớt đi. Một cái chết bằng tiêm thuốc độc, bằng xử bắn, chết thật nhanh thì cũng cảm thấy bớt đau đớn hơn so với cái chết tứ mã phanh thây, làm tổn thương cả người sống lẫn sinh vật đã chết” – Thầy Tịnh Giác chia sẻ.

Sư thầy cũng cho rằng, có nhiều gia đình theo phong tục, các cô con dâu trưởng sẽ phải dùng dao giết gà, sau đó luộc lên để cúng vào đêm Giao thừa.

“Nhưng với một cô gái chưa bao giờ biết cầm dao để giết một sinh vật mà vì phong tục, bắt họ phải cắt cổ gà, hành hạ con vật thì cô gái đó cũng không có một mùa xuân trọn vẹn.

Phong tục đó chúng ta cũng nên thay đổi cho uyển chuyển. Hoặc là chúng ta mua sẵn ngoài chợ, hoặc thay bằng những đồ ăn khác để tâm hồn chúng ta thanh thản hơn” – Sư thầy nói.

Để mọi người có một cái Tết đầm ấm, trọn vẹn hơn, thầy Tịnh Giác cho rằng hãy tránh sát sinh và chăm làm điều thiện. Hãy làm thế nào để có một cái Tết tiết kiệm kinh tế, phù hợp với hoàn cảnh gia đình.

Làm sao để chúng ta không cảm thấy quá bức xúc, quá tiêu cực, để con cái không cảm thấy buồn,nhưng cũng không thể vì nhiều tiền, nhiều vật chất mà mới cảm thấy có mùa xuân.

Chúng ta hãy làm nên mùa xuân từ tâm hồn của chúng ta, chứ đừng đón một mùa xuân bằng sự đau thương, sự bất hạnh của những sinh linh khác” – Sư thầy Tịnh Giác chia sẻ.

Theo Duyên Duyên – Bằng Giang (Một Thế Giới)

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>